Share
Copy link
Đun sôi nước lên và bạn sẽ thấy xuất hiện các cặn, cục nhỏ, lắng đọng ở đáy ấm đun. Thực chất, đây là phản ứng hóa học xuất hiện trong quá trình đun nước. Cặn trắng trong ấm đun nước chính là sự hình thành CaCO3. Do đặc thù nguồn nước sinh hoạt tại Việt Nam vẫn còn khai thác từ nước ngầm, hàm lượng khoáng chất hòa tan cao. Điều này bắt nguồn từ quá trình thẩm thấu qua đá vôi, đá phấn hay thạch cao. Đây là những loại đá có lượng lớn các ion Ca và Magie ở dạng hợp chất Carbonat, Hydro Cacbonat, Sunfat.
Vì vậy, cặn trắng khi đun sôi nước có bản chất là do sự tồn tại của các ion Canxi, Magie. Đây chính là các ion khoáng hòa tan, có lợi cho sức khỏe nếu ở một mức độ phù hợp.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo nên sử dụng nước chứa khoáng để bổ sung cho cơ thể. Sử dụng nước trơ (nước tinh khiết) trong thời gian dài sẽ dẫn tới thiếu khoáng.
Vì thế, cặn trắng khi đun sôi nước không phải là vấn đề gây nguy hiểm, nếu bạn đã biết bản chất. Chỉ tồn tại vấn đề mỹ quan khiến bạn không tự tin dùng nước này mà thôi. Thực tế nếu đun sôi các mẫu nước khoáng hiện nay trên thị trường, cũng sẽ thấy có cặn trắng tương tự.
Tóm lại, cặn trắng khi đun sôi không phải là căn cứ để đánh giá nước có an toàn hay không. Nếu bạn thực sự quan tâm tới chất lượng nước, hãy mang mẫu tới các cơ quan chuyên môn để xét nghiệm.
Vì sao vải không ở dạng sợi dệt lại không phải là giấy?
Vì sao ở Nam cực và Bắc cực nửa năm là ban ngày, nửa năm là ban đêm?
Vì sao ô nhiễm dầu mỏ gây tác hại nghiêm trọng cho biển?
Tại sao có thể nghe trộm tiếng nói mà không phải đến gần?
Vì sao khi miệng vết thương sắp lành thường cảm thấy ngứa?
Vì sao trong sa mạc có nấm đá?
Tại sao có một số rùa thường thả mà không sống?
Vì sao càng lên cao, không khí càng loãng?
Vì sao thuỷ tinh "thép" đột nhiên bị vỡ?